Ban hành Nội qui, Quy chế tổ chức và hoạt động trường Mầm non Ánh Dương

Lượt xem:

Đọc bài viết

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Nội qui, Quy chế tổ chức và hoạt động trường Mầm non Ánh Dương 
Năm học 2017–2018
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON ÁNH DƯƠNG
Căn cứ Luật giáo dục 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi 2008;
Căn cứ Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Qui chế dân chủ ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 28 tháng 11 năm 2007 về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT, ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chế độ lao động đối với giáo viên Mầm non;
Thông tư 06/2015/TTLT- BGDĐT ngày 16/3/2015 cuả Bộ giáo dục –Bộ nội vụ thông tư qui định danh mực khung vị trí việc làm, và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục MN công lập.

Căn cứ quyết định 4010/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Huyện Cư Mgar  ngày 15 tháng 12 năm 2016 về việc giao số lượng viên chức và chỉ tiêu hợp đồng lao động sự nghiệp giáo duc năm học 2016-2017.

Căn cứ quyết định      /QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Huyện Cư Mgar về việc giao chi tiêu biên chế năm học 2017-2018

Căn cứ điều kiện thực tế của trường Mầm non Ánh Dương  2017-2018,
QUYẾT ĐỊNH: 
Điều 1. Nay ban quyết định này kèm theo Nội qui – Quy chế tổ chức và hoạt động trường Mầm non Ánh Dương  năm học 2017- 2018.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông, bà là cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mầm non Ánh Dương  và các tổ chuyên môn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
                                                                                      HIỆU TRƯỞNG

PHÒNG GDĐT CƯMGAR       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN ÁNH DƯƠNG                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

Eatar, ngày  18 tháng10    năm 2017

NỘI QUI
 QUI CHẾ LÀM VIỆC
Và qui định về văn hóa công sở, chuẩn mực đạo đức, giao tiêp ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Trường Mầm non Ánh Dương năm học 2017-2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số:16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4 /2008 qui định về đạo đức nhà giáo)

Căn cứ Luật giáo dục 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi 2008;
Căn cứ Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Qui chế dân chủ ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 28 tháng 11 năm 2007 về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT, ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chế độ lao động đối với giáo viên Mầm non; Thông tư 06/2015/TTLT- BGDĐT ngày 16/3/2015 cuả Bộ giáo dục –Bộ nội vụ thông tư qui định danh mực khung vị trí việc làm, và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục MN công lập;
Căn cứ chỉ thị 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 chỉ thị thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018; công văn 3835/BGDĐT- GDMNngày 22/8/2017 của Bộ giáo dục về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2017-2018.
Căn cứ công văn số: 1129 ngày 06/9 /2017/ SGD ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018; công văn số 22 PGDĐT ngày20 tháng 9 năm    2017 của Phòng GDĐT CưMgar giáo dục về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2017-2018.
Nay Trường Mầm non Ánh Dương  xây dựng Nội qui – Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường năm học 2017 – 2018 như sau:
   A.   MỤC TIÊU:
– Nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động mọi tiềm năng trí tuệ của tất cả các thành viên trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong hoạt động tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của nhà trường. Kịp thời ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, ỷ lại, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ và các tệ nạn xã hội.
– Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
– Giúp CB-CCVC nâng cao ý thức, trách nhiệm, quyền hạn của mình trong các phong trào thi đua do ngành, trường và các cấp phát động.
–  Phát huy tinh thần, ý thức xây dựng nội bộ đoàn kết, tập thể vững mạnh,  nhằm thực hiện  tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2017- 2018 đã đề ra.
B.   NỘI DUNG
1. Qui định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường.
–  Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức viên, viên chức và học sinh có tên trong danh sách của nhà trường.  
–   Tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh theo mục tiêu chương trình giáo dục MN Do Bộ giáo dục qui định.
–  Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính của nhà trường theo đúng quy định của nhà nước, của pháp luật.    
–  Phối hợp với gia đình, các tổ chức, chính quyền, đoàn thể trên địa bàn thực hiện tốt hoạt động  công tác huy động trẻ trong độ tuổi 03- 05 tuổi trên địa bàn         ra lớp và thực hiện chăm sóc nuôi và giáo dục theo chương trình BGD qui định
– Tổ chức cho cán bộ, công chức viên, viên chức học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ và tham gia tốt các hoạt động xã hội trong cộng đồng.      
– Tuyên truyền hướng dẫn kiến thức nuôi dạy trẻ trong các bậc cha mẹ và cộng đồng.
–  Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Qui định qui tắc ứng xử của CBCCVC và phụ huynh, học sinh trong nhà trường.
  a/  Đối với cán bộ, công chức viên, viên chức trong nhà trường:

– Trang phục  đến trường phải gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nhgề nghiệp và công việc được giao.
–  Đảm bảo thời gian, giờ giấc, hiệu quả việc theo qui định của nhà trường.
+ Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp:
– Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, thi hành nhiệm vụ theo đúng qui định của pháp luật. Không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn để vận dụng vào hoạt động chuyên môn, giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm  chỉnh sự phân công, điều động của tổ chức, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung của tập thể của cơ quan đơn vị.
– Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội do cơ quan đơn vị và địa phương tổ chức.
– Tâm huyết với nghề, giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo, có tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ đồng nghiệp, bao dung, độ lượng, công bằng với người học, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
+ Về tác phong, lối sống và thái độ trong giao tiếp ứng xử:
– Sống có lý tưởng, trong sáng, hòa đồng, có tinh thần phấn đấu, vượt khó vươn lên, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Thường xuyên  nêu cao ý thức “học tập làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Có tinh thần đoàn kết nội bộ, không bè phái, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ.
– Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học, có thái độ ứng xử  văn hóa, văn minh lịch sự trong giao tiếp ứng xử. Cũng như trong quan hệ xã hội.          Đảm bảo tính tôn trọng, lịch sự, khách quan nhưng chu đáo. Tận tình, thân mật nhưng không suồng sã trong giao tiếp ứng xử. Cư xử với đồng nghiệp phải vui vẻ, hoà nhã, chân thành, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
 – Lịch sự, nhẹ nhàng, ân cần, niềm nở, biết lắng nghe khi giao tiếp với đồng nghiệp, với trẻ, với phụ huynh và với mọi người.
           – Chu đáo, tận tình, thương yêu và tôn trọng trẻ, luôn là tấm gương cho trẻ noi theo từ cách ăn mặc, hành vi, cử chỉ, lời nói đến hành động, việc làm hàng ngày.
– Trang phục công sở phải gọn gàng, giản dị, lịch sự, phù hợp với nghề nghiệp, với công việc được giao.
          – Không sử dụng điện thoại di động để giao dịch riêng trong giờ làm việc, giờ lên lớp, giờ hội họp làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
          – Khi tiếp nhận thông tin hoặc nhiệm vụ phải bình tĩnh xử lý, không phản ứng tiêu cực hoặc có hành vi, thái độ phản ứng thái quá.
– Nghiêm cấm tuyệt đối những hành vi xâm phạm đến thân thể và nhân cách trẻ và đồng nghiệp dưới mọi hình thức. 
          – Tuân thủ mọi sự phân công điều động của tổ chức, của nhà trường, tham gia đầy đủ các phong trào, thi đua của cấp trên, của ngành, của trường đề ra, không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ khi được phân công điều động.

     – Có tinh thần tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

 b/   Nghĩa vụ của và quyền hạn của phụ huynh học sinhvới nhà trường.
– Khi xin nhập học vào trường cho trẻ phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau:  đơn xin học; 01 bản sao giấy khai sinh; 01 Phiếu tiêm chủng của trẻ; Các giấy tờ liên quan (sổ hộ khẩu, chứng nhận hộ nghèo, mồ côi, tàn tật)
– Đưa đón trẻ đúng giờ quy định: Giờ đón trẻ: từ 6h30 – 7h30 hàng ngày; trả trẻ từ 16h15 – 17h15 hàng ngày. Không cho các anh chị dưới 10 tuổi đón trẻ. Trường hợp đặc biệt phải được sự uỷ quyền của cha mẹ trẻ. Không đưa trẻ đang ốm đến lớp, không gửi thuốc nhờ giáo viên cho uống thuốc hoặc nhờ cô giáo cho ăn sáng ở trường,  không nhờ hàng xóm đón hộ.
–  Khi đưa, đón trẻ đến trường phụ huynh không được có mùi bia rượu, trang phục khi đưa đón trẻ phải gọn gàng lịch sự, không gây ồn ào, to tiếng, giữ vệ sinh chung cho nhà trường. Đặc biệt không cho trẻ mang đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quí tới lớp. Giao tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường phải lịch sự, đúng mực, góp ý đúng lúc, đúng chỗ.
–  Phương tiện đi lại khi đưa đón trẻ phải để đúng nơi quy định, tuyệt đối không dựng xe trước lối ra vào cổng trường, đảm bảo an toàn giao thông qua lại. Tuyệt đối không chạy xe vào trong sân trường gây mất an toàn cho trẻ.
–  Có trách nhiệm phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dạy. Đóng góp tiền ăn hàng tháng đầy đủ theo đúng lịch quy định (đầu tháng) tuyệt đối không để giáo viên chủ nhiệm phải nhắc nhở. Khi trẻ nghỉ học phải báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm (trước giờ báo ăn).
– Có nghĩa vụ đóng góp các khoản đóng góp theo qui định của nhà nước, cùng với nhà trường thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở và công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương.
Nếu có những vấn đề cần thiết thì trực tiếp ban giám hiệu để trao đổi.

II.  QUI CHẾ VỀ TỔ CHỨC:
1 Ban giám hiệu nhà trường: 02 người
Thành phần gồm: 01 Hiệu trưởng và 01 Phó hiệu trưởng.
2. Hội đồng trường: Có 9 thành viên
Thành phần: Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng; đại diện Công đoàn; các  tổ trưởng tổ chuyên môn; tổ văn phòng.
– Hội đồng trường có 9 người (Chủ tịch, Thư kí và các thành viên).
3. Tổ chuyên môn:  gồm 02 tổ
Thành phần: Giáo viên và cô nuôi.
– Tổ chuyên môn có tổ trưởng, tổ phó và các thành viên
4. Tổ văn phòng: 01 tổ
– Thành phần:  BGH, Văn thư, kế toán và nhân viên khác.
– Tổ văn phòng có tổ trưởng và các thành viên.
5. Hội đồng thi đua khen trưởng: 
Thành phần:
– Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng: Chủ tịch Công đoàn; Tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ văn phòng.
– Hiệu trưởng làm chủ tịch HĐTĐKT
– Chủ tịch Công đoàn làm phó chủ tịch HĐTĐKT
6. Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường
– Chi bộ đảng: 05 đảng viên chính thức.
– Tổ chức công đoàn: 21 CĐV.
– Ban thanh tra nhân dân: 3 đ/c.
– Ban đại diện cha mẹ học sinh trường: 03 người.
 III. QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG CHỨC-VIÊN CHỨC
(Nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong nhà trường)
1. Công chức quản lý (Hiệu trưởng) (Theo TTLT 22/2015/BGDĐT/BNV)
– Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động chung của nhà trường      
– Chỉ đạo điều hành chung, tổ chức bộ máy của nhà trường
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học một cách khoa học hiệu quả.
– Quản lý chỉ đạo Cán bộ, giáo viên, nhân viên dưới quyền tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.           
– Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.          
– Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 
– Đề xuất tham mưu với PGD, UBND xã, Huyện và các ban ngành về các vấn đề liên quan đến nhà trường.
2 Viên chức quản lý: (Phó hiệu trưởng):
Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các nhiệm vụ được giao, giúp việc cho Hiệu trưởng, thực hiện các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
           Phó hiệu trưởng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chuyên môn, thực hiện các chủ đề theo năm, tháng cho giáo viên. Chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn của nhà trường trước Hiệu trưởng. 
Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương.
Hàng tháng, quí có trách nhiệm tổng hợp các số liệu chính xác để báo cáo cho Hiệu trưởng đúng thời gian qui định.
Thay mặt Hiệu trưởng giải quyết điều hành các công việc khi được ủy quyền.  
3. Viên chức là giáo viên:
a/  Những việc viên chức phải thực hiện khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao.
– Tận tụy với công việc được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của Hiến pháp, Luật cán bộ, công chức; Bộ luật Lao động, Luật phòng chống tham nhũng và các quy định về nghĩa vụ của viên chức, quy định về những việc viên chức không được làm, quy định về những điều đảng viên không được làm (đối với viên chức là đảng viên).
– Tăng cường phát huy sáng kiến và năng lực công tác của bản thân; thực thi đầy đủ và chịu trách nhiệm về các công việc mình đảm nhận; không làm những công việc ngoài phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền được phân công. Trong quan hệ giao tiếp khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải có thái độ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, không nói những ngôn từ thiếu văn hóa.
– Chấp hành quy định về kỷ luật lao động, đảm bảo thời gian làm việc. Sử dụng hiệu quả thời gian làm việc, không làm việc riêng trong giờ làm việc. Giữ gìn trật tự và vệ sinh chung, đảm bảo tính nghiêm túc trong công sở và không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
– Thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, nghĩa vụ của người giáo viên, chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước và luật giáo dục, các chuẩn mực về đạo dức nhà giáo. Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn do nhà trường đề ra.
– Xây dựng kế hoạch giảng dạy, hoạt động theo chương trình của lớp mình kịp thời, phù hợp với đặc điểm tình hình của trẻ, của lớp.  
– Mọi thông tin của lớp, của trẻ phải được thể hiện ở bảng tin của lớp theo các chủ đề một cách đầy đủ, rõ ràng, khoa học, hấp dẫn. Kế hoạch hoạt động phải được duyệt của chuyên môn (hoặc của BGH) trước khi thực hiện. Mọi kế hoạch giáo viên thực hiện nếu như chưa được duyệt của CM (hoặc của BGH) coi như không được chấp nhận và được coi là giáo viên bị vi phạm qui chế chuyên môn vì lên lớp không có kế hoạch.
– Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tháng với nhà trường một cách đầy đủ, chính xác. Tự giác học hỏi, trau dồi năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, có tinh thần góp ý xây dựng, hỗ trợ cho đồng nghiệp. Năng động sáng trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho trẻ cũng như các hoạt động khác của nhà trường đề ra.
– Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo đúng quy chế chuyên môn và nội quy của ngành của trường. Thường xuyên làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tới các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ của lớp mình trước nhà trường.
– Có ý thức xây dựng tập thể sư phạm trong nhà trường vững mạnh, nội bộ đoàn kết, giữ gìn phẩm chất danh dự uy tín của người giáo viên, tôn trọng đồng nghịêp, tôn trọng trẻ, không thô bạo với trẻ, bảo vệ uy tín của nhà trường
– Tuân thủ mọi sự phân công điều động của tổ chức, của nhà trường, tham gia đầy đủ các phong trào, thi đua của cấp trên, của ngành, của trường đề ra,
–  Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hiệu trưởng khi vi phạm các trách nhiệm nghĩa vụ của giáo viên.      
b/ Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; 
– Trốn tránh, đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm trong việc giải quyết, khắc phục hậu quả nơi mình phụ trách; cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối thực hiện nhiệm vụ khi được phân công điều động..
– Che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội dung các phản ảnh của công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị, hoặc của công dân, phụ huynh về những việc liên quan đến nhiệm vụ của tập thể và do mình được giao thực hiện không đúng quy định của pháp luật; mượn danh cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân.
Cung cấp những thông tin, tài liệu của nhà trường khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền. Làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết.
Tuyệt đối không tham gia các tệ nạn xã hội khác dưới mọi hình thức.

  4. Viên chức là Nhân viên:

(Ngoài những qui định viên chức phải làm và không được làm như viên chức là giáo viên thì viên chức là nhân viên cần  phải tuân thủ những qui định sau:

– Thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao

– Chấp hành sự phân công sắp xếp, bố trí, điều động của nhà trường một cách nghiêm túc.
– Thực hiện nghiêm túc các nội qui, qui định của trường của ngành đề ra.
– Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, nhiệm vụ được giao của từng bộ phận để xây dựng chương trình kế hoạch làm việc khoa học hợp lý, đảm bảo chất lượng hiệu quả công tác. 
– Tự giác học hỏi, trau dồi phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, có tinh thần góp ý xây dựng, hỗ trợ cho đồng nghiệp, xây dựng tập thể, cơ quan đơn vị. Tham gia có hiệu quả các phong trào, các hội thi của ngành, các cấp đề ra.
Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hiệu trưởng khi vi phạm các qui định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
 C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
          Trên đây là Nội qui, qui chế,  qui định văn hóa công sở và chuẩn mực đạo đức, giao tiêp ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Trường Mầm non Ánh Dương  năm học 2017-2018
Là một trong những căn cứ kết hợp với các tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng, để xếp loại cuối năm học đối với cán bộ công chức viên chức.              
Đề nghị các bộ phận, các cá nhân công chức viên chức trong nhà trường nghiêm túc thực hiện, những cá nhân không chấp hành nghiêm túc nội qui, qui chế phải làm kiểm điểm, tuỳ theo mức độ sai phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Qui chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./

                                                                   HIỆU TRƯỞNG

                                                                  Nguyễn Thị Hương